Du lịch Châu Âu 15 ngày với 40 triệu bao gồm tất cả chi phí nghe thật khó tin nhưng biết cách đặt vé máy bay giả rẻ thì hoàn toàn có thể thực hiện được.
Bài viết này là tip mình giành cho các bạn trẻ muốn khám phá Châu Âu với ngân sách không nhiều chứ không nhắm vào mục đích hưởng thụ ở khách sạn sang, đi nhà hàng tận hưởng. Tối ưu nhất là bạn chọn đi 3 thành phố thôi nhưng trải nghiệm nhiều vào ở mỗi thành phố, sống cuộc sống địa phương nhiều hơn là 1 du khách.
Đừng đợi có quá dư dả mới đi như ông lão bán lọ thủy tinh trong sách Nhà Giả Kim. Lúc ấy bạn chỉ có đợi và đợi. Rồi bạn sẽ thấy sau này dù có đi lại lúc giàu có thì trải nghiệm của chuyến này khi còn trẻ là rất quí giá.
Mục lục
Dưới đây, mình sẽ show bảng tóm tắt dự toán chi phí du lịch Châu Âu demo cho 4 nước từ dữ liệu giá vé thật cho các bạn xem có niềm tin.
Mình sẽ phân tích cụ thể làm sao chỉ tốn có nhiêu đó tiền cho mỗi mục. Nếu có thể, bạn bỏ thêm phần chi phí dự phòng mang theo nhiều hơn một chút cho chắc nhé.
(Lưu ý: những ngày điền bên dưới toàn là dữ liệu giá vẻ thật cho tháng 2/2019 nhưng là demo không phải ngày mình đã book và đi. Mình minh họa bằng cách tìm vé thật trong tương lai tầm nhiều ngày trước khi viết bài này để đảm bảo tính chính xác của tip, mỗi năm qua đi giá vé sẽ tăng một ít nhưng tip vẫn giữ nguyên giá trị?!).
CHI PHÍ DI CHUYỂN KHI DU LỊCH CHÂU ÂU
1. Chi phí vé khứ hồi từ Việt Nam đến Châu Âu
Có rất nhiều hãng máy bay có vé đi và về từ Châu Âu với chất lượng dịch vụ khác nhau. Bạn có thể săn vé tầm 300 euro qua hãng China…nhưng vé đấy không ổn định, khó săn và phải book vé trước nhiều tháng.
Sau khi tìm hiểu mình nhận thấy nếu chọn hãng máy bay Scoot kết hợp với điểm đến đầu tiên là Hy Lạp sẽ tối ưu được chi phí và thời gian book vé nhất (bạn có thể book rất cận và thường xuyên có vé rẻ).
Mình đã thử so sánh nhiều kênh khác để du lịch Châu Âu như Skyscanner hay Google Flight đều cho kết quả tương tự là bạn Scoot ngon nhất và Hy Lạp là rẻ nhất.
Tóm lại, do tùy chiến lược của các hãng qua các năm. Tip check vé rẻ qua 3 bước:
Bước 1: Dùng Google Flight để chọn cặp vé rẻ nhất trong khoản thời gian cần đi như hình.
Bước 2: Search thêm lần nữa cho chắc trên momondo.co.uk, skyscanner 2 ngày đó, nếu có vé rẻ hơn thì book.
Bước 3: Sau đó vào link hãng mà đặt sẽ ra 1 cặp (trong ví dụ chỉ 451). Nhớ khi vào hãng đặt từng chiều thôi nha các bạn, đặt return sẽ mắc hơn! Nếu vào lúc bạn đặt mà Scoot vẫn rẻ nhất thì sẽ có giao diện như bên dưới.
Lưu ý: có bạn nhắc mình mới biết có phí booking fee 28 đô do lần trước mình đặt qua Gotogate.
Khi đặt trên Scoot, các bạn tránh phí đặt vé khi thanh toán qua thẻ visa/master bằng cách tự mua gift voucher của Scoot (mua đúng hoặc dư ra đừng mua thiếu đồng nào nhe) rồi dùng Gift Voucher thanh toán là lách được.
2. Di chuyển trong Châu Âu
Khi đặt vé đường dài thì bạn đặt trước nhiều ngày còn đối với tip du lịch giữa các nước Châu Âu thì bạn đợi tầm 10 ngày trước khi đi.
Mình dùng momondo.co.uk để chọn vé rẻ bằng chiến lược nơi đến là ANYWHERE (nơi nào cũng được). Chọn như vậy nó sẽ xuất hiện vé rẻ nhất trong thời gian bạn đặt.
Ví dụ: ngày nay là ngày 1 và bạn ở Athens, ngày 2 bạn cần bay đi thành phố kế tiếp có Rome (10 đồng), Paris (15), Vernice (9) thì bạn chọn Venice.
Bạn tham khảo chi tiết tip đặt ở link này (<=== Phải đọc bài này mới hiểu cách săn vé nhé!).
Nhờ dùng momondo.co.uk, mình đã chọn lần lượt những vé rẻ có thật như những hình bên dưới để đi 4 nước trong demo. Bạn thậm chí có thể săn được vé 150k (5 bảng) như trong bài trên của mình.
Ở chặn cuối từ Paris đi Bỉ do hai nước gần nhau nên mình chọn bus giúp bạn có thêm trải nghiệm. Chuyến trong đêm nên tối đó bạn ngủ trên xe.
Đối với di chuyển ở mỗi thành phố, các bạn có thể mua vé trọn gói nguyên ngày. Đi du lịch Châu Âu các bạn xác định là đi bộ phần nhiều roài hén!
3. Phí sân bay
Các bạn thắc mắc vậy phí ra vào sân bay đâu trong bảng demo. Trả lời là nó nằm trong phí di chuyễn luôn. Chi phí này tùy thành phố.
Ví dụ: Athen họ có bán vé riêng 10 euro đi ra trung tâm nhưng nếu bạn mua tù tì trọn gói cho đi ra với đi lanh quanh luôn cũng được.
Ở Paris thì trọn gói zone 1-3 3 ngày luôn ra vào sân bay là 25.85 euro. Bạn mua vé ngày rồi đi thôi….
Rome trọn gói 2 ngày 12.5 euro. Ra trung tâm 5 euro. Trung bình tiền vé ngày đi lại là 6.5 euro, 7 euro và có ngày bạn không cần mua vé nên bạn có thể dùng phần tiền dư ra cho chi phí sân bay ra trung tâm.
CÁCH TÌM NHÀ NÀO KHI DU LỊCH CHÂU ÂU
Cách 1
Đối với các bạn đi solo thì nên chọn ở dorm thôi để tiết kiệm chi phí mà cũng rất vui. Ở dorm có khu sinh hoạt chung, các bạn tha hồ nói chuyện với bạn bè khắp thế giới.
Mình ước tính chi phí 260 đô cho việc ở vì bạn không phải thuê phòng hết 13 đêm vì có ngày có thể bạn “bị” ngủ sân bay cho kịp chuyến, bạn dùng credit/ coupon Airbnb cho thành phố đắc, đặt cận giờ chót với booking.com, đi 2 đứa share phòng airbnb.
Dùng thêm coupon Airbnb sẽ giúp bạn ở luôn cả phòng riêng trong vài ngày với giá dorm mà thoai. Lúc đăng kí tài khoản xong nhớ refer cho bạn bè để tụi nó đăng kí đi du lịch thì bạn có thêm credit mà đi.
Ví dụ: bạn dùng mã của mình tiết kiệm 34 đôi airbnb. Sau đó bạn của bạn lại dùng link của bạn nhưng 3 tháng sau nó mới đi và bạn có 50 đô đi, vậy 50 đô đó coi như bạn ứng trước cho chuyến đi.
Ngoài ra, mấy hãng đặt phòng như Vntrip, agoda…toàn có khuyến mãi cho ma mới. Cứ vào đăng kí hết. Hãy lăn xả mài mò, đi xong là thành chuyên dza luôn!
LINK GIẢM GIÁ CỦA MÌNH CHO Airbnb
(Đọc bài trong link để hiểu thêm nhé bạn!)
Cách 2
Các bạn tham gia các nhóm facebook sinh viên Việt Nam ở Châu Âu. Chuẩn bị đến đâu thì đăng lên tìm người host có trả phí. Được nghe tiếng Việt thân thương giữa trời Tây thì còn gì bằng phải không?
Cách 3
Bạn thậm chí có thể ở FREE khi du lịch Châu Âu nếu dùng APP Couch Surfing. Khi nào rảnh mình sẽ viết về App này nhưng túm lại là App cho bạn xin ở nhờ dân địa phương và hẹn hò đi ăn.
App này mình được giới thiệu bởi chị Trang Tara. Chị ấy vừa làm việc online, vừa đi hơn 30 nước theo cách này rồi đó.
DU LỊCH CHÂU ÂU ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG VƯỢT NGÂN SÁCH
1. Hãy chọn khách sạn có bao bữa sáng
Nếu bạn chọn nhà hàng có bữa sáng thì đỡ phải suy nghĩ sáng nay ăn gì, cũng không hứng lên mà tiêu nhiều cho bữa sáng.
Tip này chủ yếu về mặt tâm lí để bạn không xài tiền thôi chứ bữa sáng của Châu Âu thường sẽ là sandwich với jame, xúc xích hay ngũ cốc này nọ, mua ngoài rất rẻ kiểu như tây qua ta được bao sáng bằng bánh mì ốp la thôi í.
2. Đặt ngân sách ngày cho tiền ăn
Mình tính trung bình chi phí tiền ăn mỗi ngày là 20 đồng để phù hợp với cục 40 triệu kia. Bạn có thể cho nhiều hơn nếu muốn.
Hai mươi đồng một ngàt đi du lịch thì bạn không ăn sang chảnh được nhưng không phải là hẹp lắm đâu. Bạn có thể Google nhiều nhà hàng hay foodstand trong ngân sách trước khi ghé.
Ví dụ: Ở Athen mình ghé đại 1 quán đông trên đường ăn cơm sườn 5 euro thôi. Tối ăn hải sản phủ phê thì hơi nhiều tiền nhưng 1 dĩa tôm to bự là 7 đồng à.
=> Thấy quán có dân địa phương thì ăn.
Bạn có thể kết hợp trưa ăn Subway bánh mì 3 đồng hay Fast Food, đồ ăn siêu thị để tối ăn nhà hàng tốt hơn tí. Mà Subway cũng ngon lắm đó nha nếu bạn ăn mấy lần đầu.
Nếu ở Airbnb thì có thể mua pizza về bỏ lò vi sóng hay thức ăn bỏ lò vi sóng, mua gà bỏ lò nướng, cheese lagsana đúc lò, vô vàng các món bỏ vào lò xong lấy ra ăn ngay. Họ làm sẵn hết cho mình.
Bạn sẽ không tin được kem và sữa rẻ thế nào, trái cây thì chỉ có vài đồng. Bạn hãy thừa dịp này thử ăn nho, mận tươi ngon ở siêu thị, đi “chợ” của người ta, và ăn giống người ta xem ^^.
Tùy theo mục đích của bạn, nếu bạn có nhu cầu ăn uống nhà hàng hơn là đi tham quan thì có thể trích thêm 50 đô tham quan vào quĩ ăn uống… Nếu ăn ngon ở nhà hàng thì 30 cũng là quá ít và 100 cũng chưa chắc đủ. Cái này theo chuẩn từng người rồi.
Ví dụ quán ăn ở Brussel: https://www.tripadvisor.com/Restaurants-g188644-zfp16-Brussels.html
Ví dụ Vienna: https://www.eurocheapo.com/blog/vienna-5-cheap-eats-in-the-austrian-capital.html
BẢO TÀNG Ở CHÂU ÂU
Du lịch Châu Âu thì không thể không thăm bảo tàng. Những bảo tàng ở Athen free vé cho sinh viên Châu Âu nhưng nếu bạn không phải sinh viên thì cũng không mắc lắm đâu, tầm 10 euro vé vào cổng thôi.
Các tour hiện nay thường cho bạn tham quan các điểm miễn phí. Với 200 đô ngân sách nếu biết tính toán bạn có thể đi được rất nhiều bảo tàng. Nhìn list bảo tàng tối con mắt thoy chứ bạn không đi hết nỗi, chọn ra những điểm “must see” nhé!
Đến Paris thì bạn nên đặt trước museum pass (thời điểm viết bài là 65 đô), với pass ấy bạn đi viện bảo tàng cũng free và được ưu tiên trong 2 ngày.
MUA GÌ SẮM GÌ
Mình chả để gì ở mục này trong bảng ngân sách demo vì mua ít hay nhiều là tùy người và mua gì sắm gì cũng tùy người luôn.
Nhưng có 1 lưu ý là vì chúng ta đi vé máy bay giá rẻ nên tổng hành lí chỉ có 7kg không tính laptop. Các bạn có thể có 1 túi lap top bên mình và 1 cái vali nhỏ theo kích cỡ qui định chuẩn của các hãng.
Các bạn nhớ chọn vali nào càng nhẹ càng tốt để có thể đựng được nhiều đồ. Áo khoác giầy thì mặc ngoài cho khỏi chiếm diện tích. Vali của mình chỉ có 2,3kg và để được 10 bộ đồ và còn thừa chỗ nên các bạn yên tâm là vẫn có thể mua sắm mang về nhé.
XIN VISA KHI DU LỊCH CHÂU ÂU
Về visa khi du lịch Châu Âu, để xin được visa, bạn đi nước nào phải xuất trình tất cả các giấy tờ để apply và phải apply ở đại sứ quán có số ngày ở dài nhất ở Châu Âu hoặc nước đặt chân đầu tiên.
Tuy nhiên, apply visa Schengen đại xứ quán Pháp là dễ nhất. Và vẫn có cách để apply đại xứ quán Pháp. Cách này các bạn tham gia các group Châu Âu để tìm hiểu thêm hén hoặc mình sẽ viết trong thời gian tới.
Phí visa theo mình tìm hiểu được tại Việt Nam là 60 Euro.
Còn bảo hiểm du lịch Châu Âu thì tùy hãng. Mình nhớ là mười mấy đồng thôi!
Nếu các bạn sau khi đọc vẫn thích du lịch Châu Âu qua tour thì tham khảo tour tại Viettravel. Giá trung bình 1 tour 7 ngày hiện nay là 61tr. Cách nào cũng có cái hay riêng của nó. Đi tour sẽ phù hợp nếu bạn đi chung với bố mẹ.
P.S. Do booking bỏ coupon và bài viết qua 1 năm nên hôm nay (1/7/2020) tác giả đã cập nhật ngân sách tiền ăn, tiền khách sạn, tiền vé máy bay Scoot và tổng ngân sách.
Những mục khác vẫn không được cập nhật nên khó tránh khỏi có thể chênh lệch một tí vào thời điểm năm mới 2020